Giá cà phê hôm nay 22/3: Tăng nhẹ, cao nhất 33.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay dao động trong khoảng 32.200 – 33.000 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với hôm 21/3.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay 22/3, giá cà phê trong nước đã tăng nhẹ trở lại 200 đồng/kg, hiện giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.200 – 33.000 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 32.200 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp đang có giá 32.000 đồng/kg. Trong khi đó giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M’gar (ĐắkLắk), Ea H’leo (ĐắkLắk) dao động trong khoảng 32.400 – 32.800 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ giá cà phê ở mức 32.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Ia Grai – Gia Lai hôm nay đứng ở mức 33.000 đồng/kg. Tương tự giá cà phê tại Đắk Hà, Kon Tum và Gia Nghĩa (Đắk Nông) đang có giá 32.900 đồng/kg, theo Thời báo chứng khoán Việt Nam.

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London giảm mạnh. Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London đang giảm, với giá hợp đồng giao tháng 3/2019 giảm 13 USD (mức giảm 0,86%) đứng ở mức 1495 USD/tấn. Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 3/2019 giảm 1,9 USD (mức giảm 1,97%) đứng ở mức 94,75 cent/lb.

Giá cà phê trong nước hôm nay đã tăng nhẹ 200 đồng/kg so với phiên hôm qua.

Theo Vietnambiz, trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 21/3, giá cà phê robusta giao trong tháng 5/2019 trên sàn London giảm 0,4% xuống mức 1.502 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 0,1% xuống 94,8 UScent/pound.

Theo Hiệp hội Cà phê quốc gia Hoa Kỳ (NCA), Ở góc độ tiêu dùng: Người tiêu dùng tại các nước phát triển, trong đó có Hoa Kỳ ngày càng có nhiều kiến thức hơn về rang, pha chế và thưởng thức cà phê, đồng thời quan tâm đến các yếu tố xã hội và môi trường liên quan đến sản phẩm họ tiêu dùng và điều này có tác động rất lớn tới thị trường cà phê và từ đó gây áp lực đến các doanh nghiệp phải cam kết các tiêu chuẩn. Các chứng chỉ phổ biến đang được áp dụng hiện nay gồm: Fair Trade, Organic, Rainforest Alliance / UTZ Certified và 4C.

Theo ấn phẩm Coffee Barometer, trong năm 2015, giá trị xuất khẩu cà phê hạt trung bình chưa đến 10% trong tổng doanh thu 200 tỷ USD được tạo ra thị trường bán lẻ. Nếu theo tỷ lệ này, 3,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2018 khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng sẽ có giá trị khoảng 35 tỷ USD. Để nâng cao giá trị xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các doanh nghiệp, nông dân trồng và sản xuất cà phê thì việc đầu tư sang các loại cà phê đặc sản là một hướng đi phù hợp.

Với sự thay đổi về thị hiếu tiêu dùng của các thị trường tiêu thụ cà phê lớn và sự phát triển của internet, thương mại điện tử, giờ đây, các nhà sản xuất cà phê của Việt Nam được trao cơ hội lớn trong việc tiếp cận đến người tiêu dùng cũng như các nhà bán lẻ, chế biến cà phê đặc sản. Để đạt được kết quả, điều quan trọng là phải thay đổi toàn diện phương thức sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu.

Cần lựa chọn vùng sản xuất nơi có điều kiện khí hậu, độ cao, ánh sáng, độ ẩm, chất đất, nguồn nước và các yếu tố môi trường khác thuận lợi cho việc canh tác các loại cà phê có chất lượng cao; lựa chọn giống cũng như áp dụng kỹ thuật trồng trọt giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Quy trình chế biến cũng cần sử dụng công nghệ tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao; các nhà sản xuất cũng cần quan tâm đến môi trường lao động, đời sống công nhân, có trách nhiệm với cộng đồng, tìm hiểu, áp dụng và đạt được các chứng chỉ như Fair Trade, Organic, Rainforest Alliance / UTZ Certified và 4C. Về mặt marketing, có một cách phổ biến là xây dựng các câu chuyện đặc sắc gắn với sản phẩm cà phê của mình.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần mạnh dạn, tích cực tham gia các cuộc thi cà phê như United States Coffee Championships, tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành thực phẩm, cà phê như Fancy Food Show, Specialty Coffee Expo, đó là những cách tiếp cận nhanh nhất, hiệu quả nhất với các khách hàng mục tiêu tại thị trường Hoa Kỳ.

>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật

Trả lời