Góc nhìn nông nghiệp từ chuyện cây cà phê

Agrimoney.com – trang thông tin về ngành nông nghiệp thế giới – dự báo Việt Nam sắp vượt mặt Brazil để xếp hạng đầu xuất khẩu cà phê.

Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết từ năm 1975 đến nay, ngành hàng cà phê Việt Nam đã phát triển vượt bậc cả về năng suất, diện tích và sản lượng. Đến năm 2016 diện tích cà phê cả nước là trên 643.000 ha, năng suất khoảng 24 tạ/ha, thuộc mức cao của thế giới.

Trước đó, Việt Nam liên tục xếp thứ 2 thế giới về mức xuất khẩu cà phê, chỉ sau Brazil. Giai đoạn 2012-2015, con số này tăng từ 25 triệu bao lên 27,5 triệu bao (mỗi bao tương ứng 60 kg). Dù xếp hạng 2 nhưng Việt Nam duy trì được mức tăng ổn định, còn sản lượng cà phê của Brazil liên tục giảm với tỷ lệ âm 5,3% (niên vụ 2014-2015).

goc-nhin-nong-nghiep-tu-chuyen-cay-ca-phe

3 quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới giai đoạn 2012-2015. (Đơn vị tính: triệu bao).

Mới đây, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận nước ta dù sản xuất nhiều nhưng kim ngạch chỉ đạt trên dưới 3,5 tỷ USD. Người đứng đầu chính phủ nhấn mạnh, cà phê Việt chưa có bản sắc. Bên cạnh sản lượng, nông dân cần tìm ra các biện pháp khai thác triệt để ưu thế nội địa, cạnh tranh với quốc tế. Đây không chỉ là câu hỏi cho ngành cà phê nói riêng, mà cũng là vấn đề chung của nông nghiệp Việt Nam.

Để giải quyết bài toán chất lượng, PGS.TS. Trương Hồng, Quyền Viện trưởng, Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho rằng, cần phải có giống cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu như giống chịu hạn, chịu sâu bệnh, giống cho năng suất cao, chất lượng tốt.

“Đặc biệt cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật khác như trồng xen, ứng dụng cộng nghệ tưới tiết kiệm, quản lý sau bệnh hại… Những giải pháp đó sẽ giúp canh tác cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu thành công”, ông Hồng cho biết.

Bên cạnh những giải pháp từ cơ quan chức năng, tự mỗi doanh nghiệp trong ngành cũng đang tự lực tìm ra cách cải thiện giống cà phê, nhằm đảm bảo chất lượng từ khâu nguyên liệu thô. Điển hình như Nestlé Việt Nam với dự án “Nescafé plan” được triển khai từ năm 2011, với mục đích nâng cao năng suất và chất lượng, thu nhập cho người nông dân. Chương trình thực hiện bởi Nestlé, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) tại 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng).

goc-nhin-nong-nghiep-tu-chuyen-cay-ca-phe

Nescafé plan giúp tăng năng suất, thu nhập và bảo vệ môi trường.

Ban dự án đem đến nguồn cung hạt giống tốt, chất lượng cao của WASI để bà con nông dân tự ươm giống, phục vụ tái canh trên diện tích cà phê già cỗi. Bên cạnh đó, nông dân được tập huấn kỹ thuật dựa trên nền tảng của bộ quy tắc quốc tế 4C sản xuất chế biến và kinh doanh cà phê bền vững.

Đi cùng với hoạt động hỗ trợ cây giống, các dịch vụ hỗ trợ miễn phí cho nông dân cũng được triển khai với sự hướng dẫn từ chuyên gia WASI, Nestlé, Sở NN&PTNT, trung tâm khuyến nông… Cụ thể là các buổi tập huấn kỹ thuật, cung cấp kiến thức chuyên môn canh tác cà phê bền vững; thu hoạch và sau thu hoạch; tưới tiết kiệm; làm phân vi sinh từ vỏ cà phê…

Mô hình xen canh được áp dụng đại trà tại các vườn cà phê với nhiều loại cây trồng xen là tiêu, sầu riêng, bơ, tăng hiệu quả sử dụng đất tối ưu, cải thiện tính đa dạng về môi trường sinh thái. Từ 2012 đến nay, 16.000 nông dân đã áp dụng mô hình xen canh do Nescafé Plan giới thiệu, đạt tỷ lệ 70% sau tập huấn. Nông dân trồng cà phê có thể tăng thêm 100% thu nhập từ cây trồng xen (với mức 25% tiêu xen/1 ha), giải pháp ổn định nguồn thu trước thực trạng cây trồng già cỗi, giảm năng suất.

goc-nhin-nong-nghiep-tu-chuyen-cay-ca-phe

Nescafé Plan đem lại giải pháp mới cho nông dân trồng cà phê.

Kỹ thuật mới còn giúp khắc phục hạn chế địa lý đặc trưng của Tây Nguyên là thiếu nước trầm trọng. Phương pháp tưới giúp tiết kiệm nước từ 700 lít/cây xuống còn 400 lít/cây. Sau hơn 5 năm triển khai, dự án đã phân phối trên 15 triệu cây giống năng suất cao, kháng bệnh; tổ chức nhiều khóa tập huấn cho 150.000 nông dân.

Nguồn: news.zing.vn

Trả lời