Kể chuyện hạt cà phê Việt Nam

Cà phê là một trong những mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Nước ta rất có tiềm lực cạnh tranh vì thời tiết và các yếu tố môi trường lý tưởng, chi phí sản xuất thấp và năng suất thuộc hàng cao nhất thế giới.

Năm 1857, người Pháp đưa hạt cà phê đến Việt Nam. Những đồn điền quy mô nhỏ dần được hình thành vào đầu thế kỷ 20. Tiếp sau đó, nhà máy cà phê hòa tan đầu tiên, Coronel Coffee được thành lập ở Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vào năm 1969, với sản lượng mỗi năm đạt 80 tấn.

Cà phê Việt Nam phát triển rất nhanh. Năm 1975, cả nước có 13.000 ha trồng cà phê, cho sản lượng 6.000 tấn. Hiện nay diện tích cà phê đã lên đến 500.000 ha, còn sản lượng đã vượt trên 1 triệu tấn.

Thu hoạch cà phê

Sau năm 2000, Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới, xếp sau Brazil. Việt Nam xuất khẩu 700-900 tấn cà phê mỗi năm, chiếm đến 97% tổng sản lượng, nhưng phần lớn là cà phê Robusta chất lượng thấp – thay vì loại Arabica, do khẩu vị người Việt chuộng vị cà phê đắng hơn. Các giống cà phê khác còn có Chari (Excelsa) và Catimor. Gần đây, chính phủ đã khởi xướng nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, khuyến khích mở rộng diện tích trồng Arabica, kết hợp pha trộn Robusta với Arabica và đặc biệt là sản xuất loại cà phê cao cấp: cà phê chồn.

Trong những năm gần đây, ngành cà phê Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu 1,2 triệu tấn, thu về 1,7 tỷ USD. Niên vụ 2008-2009 xuất khẩu lên đến 16 triệu bao 60kg và 977 tấn mét cà phê nhân, tương đương 1,5 tỷ USD.

Phơi cà phê

Việt Nam hiện đang xuất khẩu cho 90 nước đối tác, 16 trong số đó chiếm tới 79% tổng sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Hai thị trường ở Châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc là những đối tác khách hàng quan trọng của Việt Nam. Các thị trường thường xuyên tại Đông Nam Á là Philippines, Malaysia và gần đây là Indonesia.

Đức là khách hàng lớn nhất của Việt Nam. Năm 2009, Đức nhập khẩu tới 136.248 tấn, tương đương 202 triệu USD. Bảy tháng đầu năm 2010, nước này nhập tới 88.447 tấn cà phê, giá trị 125 triệu USD.

Hoa Kỳ là khách hàng lớn thứ hai, chiếm 16% tổng sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam. Nước ta cũng xuất khẩu một lượng nhỏ cà phê rang xay và hỗn hợp cà phê 3 trong 1 qua Hoa Kỳ, tương đương hơn 193 triệu USD.

Việt Nam không chỉ giới hạn các thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ mà còn mở rộng ra các thị trường khác như Châu Mỹ La Tinh, Trung Đông, Châu Phi và các nước Châu Á khác.

Số liệu ngành cà phê Việt Nam (ICO,2011)

Diện tích quốc gia (km2)

331 210

Dân số (triệu người)

88,79

Tiền tệ

Đồng (VND)

GDP (triệu USD)

123 961

GDP trên đầu người

1 411

Giá trị xuất khẩu (triệu USD)

105 675

Giá trị nhập khẩu (triệu USD)

118 457

Tỷ giá hối đoái (1USD)

20 509,75

Ngôn ngữ chính thức

Tiếng Việt

Vị thế thành viên ICO

Thành viên xuất khẩu

Cơ quan đại diện tại ICO

Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (VICOFA)

Loại cà phê được xản xuất

Robusta và một số ít Arabica

Mùa thu hoạch

Tháng 10 – tháng 9 năm sau

Phương pháp chế biến

Khô

Tổng sản lượng (niên vụ) (ngàn bao)

24 058

Tiêu thụ nội địa (niên vụ) (ngàn bao)

1 583

Tiêu thụ trên đầu người (kg)

1,08

Sản lượng xuất khẩu cà phê nhân (bao 60kg)

17 646 329

Sản lượng cà phê qua chế biến (bao 60kg)

28 671

Sản lượng xuất khẩu cà phê Robusta nhân (bao 60kg)

2 669 996

Tồn kho đầu vụ (ngàn bao)

3 750

Giá trị xuất khẩu các loại cà phê (triệu USD)

2 268

Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa (triệu USD)

96 906

Phần trăm giá trị xuất khẩu cà phê trên tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa

2,34%

Phần trăm giá trị xuất khẩu cà phê trên GDP

1,83%

Tổng diện tích trồng cà phê (ha)

571 000

Đất trồng

571 000

Đất lối đi

Tổng số cây (ngàn)

Trong niên vụ

Cây mới

Năng suất (bao/ha)

21,2

Mật độ (cây/ha)

42,13

Thuế bán lẻ cà phê (%)

Không cung cấp

Thuế phụ thêm và thuế tính trên

Nhập khẩu cà phê nhân

20%

Nhập khẩu cà phê rang xay

35%

Nhập khẩu cà phê hòa tan

43%

Xuất khẩu cà phê nhân

0%

Xuất khẩu cà phê rang xay

0%

Xuất khẩu cà phê hòa tan

0%

Trả lời